Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Những món đồ sơ sinh mẹ mua chỉ phí tiền lại gây hại đến con

Việc mua sắm đồ dùng cho trẻ sơ sinh luôn là điều khiến nhiều chị em hào hứng nhưng không phải ai cũng biết đây chính là những món đồ không cần thiết thậm chí gây hại cho trẻ:
1. Những món đồ sơ sinh không cần thiết  
Bao tay, chân  
Nhiều bà, mẹ nghĩ trẻ sơ sinh luôn lạnh nên phải đeo bao tay bao chân. Điều này là sai lầm tai hại. Chính bao tay, bao chân đang cản trở sự phát triển của em bé, đặc biệt bàn tay là công cụ để con nhận biết và khám phá thế giới trong những năm đầu đời.  
 Những món đồ sơ sinh mẹ mua chỉ phí tiền lại gây hại đến con
Trẻ sơ sinh chưa điều hoà được thân nhiệt, nên gan bàn tay và bàn chân thường lạnh hơn các bộ phận khác. Nhưng không có nghĩa là bé đang bị lạnh. Muốn kiểm tra con nóng hay lạnh thì sờ vùng đầu, gáy mới cho kết quả chính xác.  
Đeo bao tay để tránh mút tay và cào vào mặt? Điều này đang làm mất đi "bản năng" và quyền tự do khám phá của bé. Mút tay là biểu hiện tốt, thể hiện sự phát triển trong não bộ, đứa trẻ nào không mút tay mới là bất bình thường. Còn móng tay của bé nên được cắt gọn gàng để không gây tổn thương. Đeo găng làm hạn chế sự cử động của ngón tay, ảnh hưởng đến phát triển xúc giác.  
Những đứa trẻ không đeo bao tay sẽ sử dụng lực bàn tay và các ngón tay thuần thục hơn những đứa trẻ đeo bao tay trong nhiều tháng đầu đời. Thậm chí đã có những trường hợp chỉ thừa trong bao tay quấn vào ngón tay dẫn đến hoại tử ngón tay em bé.  
Phao cổ  
Nhiều cha mẹ rất nóng lòng cho con đi float, trở về với môi trường nguyên thuỷ từ trong bụng mẹ là nước. Bơi - float rất tốt nhưng sử dụng phao cổ lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Phao cổ có thể làm tổn thương đốt sống cổ, động mạch cổ nếu dùng không đúng cách.  
Năm 2018 đã từng có 1 em bé 7 tháng tuổi suýt tử vong do sử dụng phao cổ. Chiếc phao bị lật lại kéo cả đầu bé cắm xuống nước.  
Ngoài ra khi đến các trung tâm float cho trẻ sơ sinh, đều có phao cổ và có chuyên gia giám sát, nên việc sắm riêng một chiếc là không cần thiết và chẳng bao giờ dùng đến.  
 chéo  
Ngày nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, tã chéo là không cần thiết và cũng chẳng mấy ai sử dụng nữa. Thời các cụ không có tấm lót sơ sinh, không có miếng dán, không có tã bỉm, nên mới phải dùng tã chéo. Bé mới sinh có thể dùng ngay tã dán hoặc miếng lót sơ sinh.  
Việc dùng tã chéo để đỡ hăm là quan điểm bảo thủ. Hăm là do vi khuẩn - do nước tiểu và phân bám vào da bé. Dùng tã chéo con tè ị ra dính khắp mông, thay không kịp thì vẫn hăm như thường.  
Che thóp  
Nhiều mẹ quan niệm rằng vùng thóp của con rất mỏng manh, dễ bị xâm phạm nên phải che đi, bằng mũ hoặc miếng che thóp. Nhưng điều này cực kỳ cổ lỗ sỹ. Đội mũ, che thóp chỉ làm tăng nhiệt độ, con toát mồ hôi ngấm ngược lại càng ốm thêm. Trẻ sơ sinh phần lớn thời gian là ngủ. Việc đội mũ hay che thóp khi ngủ càng khiến con bí bách, khó chịu, ngủ không ngon giấc.  
Nếu trời lạnh, ra ngoài, hoặc phòng không ấm thì mới cần đội mũ để chống rét, còn lại thì không cần thiết.  
2. Những đồ cần mua cho bé 
 Những món đồ sơ sinh mẹ mua chỉ phí tiền lại gây hại đến con
Đồ cho bé mặc  
Trong tháng đầu trẻ sơ sinh lớn rất nhanh, bởi thế mẹ nên mua quần áo cỡ rộng hơn một chút, ít nhất mặc thêm được 3-6 tháng. Quần áo cũng không cần mua nhiều vì tháng đầu bé đóng bỉm. Sang đến tháng thứ 4 mẹ có thể tập “xi” tè cho bé, sẽ tiết kiệm tiền mua tã, bỉm.  
- 5 bộ quần áo dài tay. Nếu bé sinh vào mùa hè thì mẹ chọn mua loại quần áo mỏng, thoáng mát. Nếu sinh vào mùa đông, mẹ chọn mua quần áo chất liệu dày để giữ ấm cho bé. Khi mua áo mẹ nên mua loại áo cài cúc chéo hoặc buộc dây sẽ thuận tiện hơn mỗi khi thay đồ cho bé.  
- 3 bộ body.  
- 3 chiếc mũ che thóp.  
- 5 bộ bao chân, bao tay.  
- Áo len, áo khoác mỏng, áo khoác dày nếu bé sinh vào mùa đông (với áo khoác mẹ nên mua rộng 1 chút nhé).  
- 2 chiếc chăn mỏng đắp vào mùa hè hoặc những khi bé nằm điều hòa. Khăn này cũng có thể dùng làm khăn quấn bé.  
- 2 chiếc chăn mùa đông.  
- 3 cái yếm ăn.  
- Tã dán hoặc bỉm quần  
- Khăn tắm xô  
- Miếng lót chống thấm  
Đồ gia dụng  
- Tủ nhựa đựng quần áo cho bé.  
- Chậu tắm và chậu rửa mặt.  
- Mắc phơi quần áo trẻ con.   
Tham khảo tã Moony tại đây

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không?

Chỉ nhỏ bằng 1/900 so với sợi tóc người, nhưng chủng virus gây ra dịch Covid-19 lại đang gieo rắc nỗi lo lắng trên toàn thế giới. Tính tới thời điểm này, đã có hơn 93.000 bệnh nhân tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ được xét nghiệm dương tính với virus.
SARS-CoV-2 vô hình dưới con mắt người thường, và ngay cả các nhà khoa học cũng đang phải tìm hiểu những bí ẩn của nó. Mặc dù vậy, ít nhất 540 nghiên cứu đã được thực hiện cho tới thời điểm này sẽ cho chúng ta biết Covid-19 lây truyền như thế nào giữa người với người.
Các bề mặt đồ vật có nguy cơ mang virus? Tiếp xúc ở khoảng cách nào với người bệnh sẽ đặt bạn vào nguy cơ nhiễm bệnh? SARS-CoV-2 có lây qua đường tình dục hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt trả lời tất cả các thắc mắc đó.
Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 1.
Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây bệnh hay không?
Giả sử bạn bước vào một cửa hàng tạp hóa đông đúc. Trong số những người đang mua sắm tại đó, có một người nhiễm virus corona mới. Những yếu tố nào sẽ góp phần khiến bạn có nguy cơ lây nhiễm từ người đó?
Các chuyên gia đồng ý rằng họ còn rất nhiều điều cần phải tìm hiểu, nhưng có 4 yếu tố có thể đóng vai trò trong tình huống này: Một là khoảng cách giữa bạn và người nhiễm bệnh. Hai là bạn ở gần họ trong bao lâu? Ba là liệu người đó có ho, hắt hơi hoặc thở ra những giọt bắn từ đường hô hấp hay không? Và cuối cùng là chính bạn sẽ chạm tay lên mặt mình bao nhiêu lần?
(Tất nhiên, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bạn cũng là một yếu tố chính, những người có hệ miễn dịch yếu và người già có khả năng nhiễm virus dễ dàng và dễ bị bệnh nặng hơn. Nhưng hãy giả sử bạn là một người trẻ tuổi và còn đang khỏe mạnh).
Giọt bắn chứa virus là gì?
Giọt bắn chứa virus là những giọt dịch nhầy trong đường hô hấp của người nhiễm bệnh, có thể được phát tán qua đường mũi, miệng, thậm chí là mắt khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện và… thở. Các nhà khoa học cho biết virus corona mới không thể tự nó bay lơ lửng một mình trong không khí, mà sẽ "tụ tập" lại trong các giọt bắn để đi cùng nhau.
Bên trong đường hô hấp của bệnh nhân nhiễm Covid-19, những con virus đã xâm nhập vào tế bào, gắn RNA của nó vào vật chất di truyền để chiếm lấy các bộ máy tế bào vật chủ để nhân lên. Khi số lượng virus đủ nhiều, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài. Một số lượng virus sẽ tiếp tục xâm nhập các tế bào mới, trong khi một số khác bị giữ lại trong dịch nhầy của người bệnh.
Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 2.
Kin-on Kwok, giáo sư tại Trường Y tế và Chăm sóc sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Hồng Kông, cho biết, một con virus không thể "trần trụi" một mình đi ra ngoài đường hô hấp của người bệnh để lây nhiễm cho những người khác. Nó phải quá giang nhờ những giọt chất nhầy hoặc nước bọt của họ.
Những chất nhầy và nước bọt này được đẩy ra từ miệng hoặc mũi khi chúng ta ho, hắt hơi, cười, hát, thở và nói chuyện. Nghiên cứu cho thấy khi một người bệnh hắt hơi, họ có thể phát tán vào không khí 40,000 giọt bắn. Các giọt bắn này có thể di chuyển xa tới 6 m với vận tốc 50m/s.
Khi một người ho hoặc nói chuyện trong 5 phút, họ có thể phát tán 3.000 giọt bắn. Các giọt bắn khi ho có thể di chuyển trên phạm vi 2 m với vận tốc 10 m/s. Và ngay cả khi một người bệnh thở, họ cũng có thể phát tán các giọt bắn trên phạm vi 1 m với vận tốc 1m/s.
Nếu không gặp bất kỳ một vật cản nào trên đường đi, giọt bắn sẽ mang theo virus rơi xuống sàn nhà hoặc mặt đất. Ở bên ngoài vật chủ, virus không thể sống lâu, giọt bắn sẽ nhanh chóng khô đi và tùy theo các bề mặt mà nó đáp xuống, virus corona có thể tồn tại nhiều giờ cho đến nhiều ngày trên đó.
Trong trường hợp các giọt bắn từ người bệnh chạm được tới bạn, virus cũng phải đi đúng những cánh cổng của đường hô hấp để lây nhiễm cho bạn. Đó là qua mắt, mũi hoặc miệng. Một số chuyên gia tin rằng những cú hắt hơi và khi người bệnh ho có thể là hình thức lây truyền chính.
Giáo sư Kwok cho biết thêm rằng nói chuyện trực tiếp hoặc ăn chung với người bệnh cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ nhiễm Covid-19. Julian Tang, một nhà virus học và giáo sư tại Đại học Leicester ở Anh, đồng ý với điều đó
"Nếu bạn có thể ngửi thấy những gì người bệnh đã ăn trưa nay – như tỏi, cà ri, v.v. – nghĩa là bạn đang hít vào những gì họ đang thở ra, bao gồm bất kỳ virus nào trong hơi thở của họ", ông nói.
Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 3.
Khoảng cách nào được coi là quá gần với một người nhiễm Covid-19?
Christian Lindmeier, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết, tốt nhất bạn nên giữ khoảng cách 3 feet (tương đương 1 mét) với người bệnh.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì cho biết, đứng trong vòng 6 feet (tương đương 2 mét) có thể mang đến rủi ro cho bạn.
Và khoảng thời gian nào được coi là quá lâu khi tiếp xúc?
Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có đáp án rõ ràng. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng thời gian bạn tiếp xúc với người bệnh càng lâu thì nguy cơ lây nhiễm của bạn sẽ càng cao.
Liệu bạn có thể phân biệt được ai đó đang nhiễm Covid-19 hay không?
Dường như là không thể. Hãy nhớ rằng hầu hết các bệnh nhân nhiễm Covid-19 chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ như cảm cúm. Một số người đã nhiễm virus thậm chí còn không có triệu chứng.
Điều này khiến cho chúng ta không thể biết chắc một người nào đó gần mình có đang nhiễm Covid-19 hay không, ngay cả các bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng cũng không thể làm được điều đó.
Tuy nhiên, WHO tới thời điểm này vẫn khẳng định rằng hầu hết các bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cho người khác đều đang biểu hiện các triệu chứng của Covid-19, đặc biệt là sốt, ho, khó thở. Vì vậy, nếu bạn thấy xung quanh mình có một người có các biểu hiện này, tốt nhất là hãy giữ khoảng cách với họ.
Virus có thể tồn tại trên tay nắm xe buýt, màn hình cảm ứng hoặc các bề mặt khác không?
Có. Sau khi nhiều người cùng đến một ngôi chùa ở Hồng Kông bị ốm, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe thành phố đã thu thập các mẫu phẩm từ khu vực này. Các vòi nước trong phòng vệ sinh và vải bọc trên Kinh Phật được xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus corona mới.
Về mặt khoa học, virus SARS-CoV-2 chỉ là một trong số nhiều chủng corona tương tự đã được biết đến trước đó. (Chúng được gọi là virus corona (quầng sáng hoặc vương miện) vì có các gai protein nhô ra khỏi bề mặt giống với hình vương miện và phát sáng dưới kính hiển vi điện tử).
Một nghiên cứu về các chủng virus corona khác cho thấy chúng có thể tồn tại trên các bề mặt kim loại, kính và nhựa trong hai giờ cho đến 9 ngày.
Một bề mặt trông có vẻ sạch hay bẩn không thể nói cho bạn biết trên đó có virus hay không. Nếu một người bệnh nhiễm Covid-19 từng hắt hơi gần đó và một giọt bắn của họ rơi xuống bề mặt, một người sau đó chạm vào bề mặt đó có thể nhiễm virus. Số lượng giọt bắn và tải lượng virus tối thiểu để lây nhiễm cho một bệnh nhân mới hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Nhưng Gary Whittaker, giáo sư về virus học tại Đại học Thú y Cornell cho biết các chủng virus corona về cơ bản đều dễ bị tiêu diệt khi ở bên ngoài cơ thể. Nếu muốn tẩy trùng các bề mặt xung quanh mình, bạn chỉ cần sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn có chứa một trong số các thành phần sau:
Sodium hypochlorite (0.1 – 0.5%), 70% ethyl alcohol, Povidone-iodine (1% iodine), Chloroxylenol (0.12%), 50% isopropanol, 0.05% benzalkonium chloride (Quaternary Ammonium Compound) , 50ppm iodine in iodophor, 0.23% sodium chlorite, 1% cresol soap (sodium alkyl-ben-zene sulfonate) và Hydrogen peroxide (0.5-7.0%).
Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 5.
Các hợp chất diệt khuẩn này có thể dễ dàng phá vỡ lớp vỏ mỏng manh của virus Covid-19 khiến nó bị bất hoạt hoặc trở nên vô hại.
Hoặc nếu không thể vệ sinh các bề mặt ở nơi công cộng, miễn là bạn sẽ rửa tay sau khi chạm vào chúng và trước khi chạm tay lên mặt, bạn sẽ an toàn bởi các giọt bắn và virus của người bệnh không thể đi xuyên qua da vào cơ thể.
Đó cũng là lý do tại sao bạn không nên lo lắng về các bưu kiện hoặc hàng hóa được giao đến từ vùng có dịch. Nếu cẩn thận hơn nữa, bạn có thể xịt nước khử trùng lên bề mặt của các sản phẩm này và rửa tay sau khi mở chúng.
Bạn có cần chọn xà phòng diệt khuẩn hay một loại xà phòng có nhãn hiệu cụ thể nào không?
Câu trả lời là không! Cả xà phòng diệt khuẩn và xà phòng thường đều hoạt động trên nguyên tắc rửa trôi virus và các mầm bệnh khác bám trên da tay bạn. Vì vậy, không nhất thiết phải chọn loại xà phòng.
Hàng xóm của tôi đang ho. Tôi có nên lo lắng không?
Không có bằng chứng cho thấy các hạt virus có thể đi xuyên qua tường hoặc thủy tinh, Tiến sĩ Ashish K. Jha, giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu Harvard cho biết. Ông chia sẻ nỗi lo lắng của mình ở các không gian công cộng hơn là những nguy cơ từ đường thông gió, miễn bạn giữ cho phòng của mình thoáng khí.
Một người hàng xóm bị nhiễm bệnh có thể hắt hơi trên lan can và nếu bạn chạm vào nó, đó sẽ là một con đường tốt hơn cho virus lây lan, tiến sĩ Jha nói.
Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 6.
Virus có lây qua đường tình dục hay không?
Hôn chắc chắn là một hành động có thể lan truyền virus, các chuyên gia cho biết. Mặc dù các chủng virus corona thường không lây qua đường tình dục. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để kết luận điều này với Covid-19, WHO tuyên bố.
Có an toàn không khi ăn chung nhà hàng với một người nhiễm virus corona?
Nếu người mắc bệnh chính là đầu bếp hoặc nhân viên nhà hàng, những người chuẩn bị bữa ăn cho bạn thì nguy cơ không thể được loại trừ. Tham gia một bữa tiệc buffet đông đúc cũng không phải lựa chọn tốt trong thời điểm này.
Tuy nhiên, giáo sư Whittaker cho biết việc hâm nóng hoặc làm chín thức ăn sẽ giết chết mọi virus trong thức ăn của bạn. Tiến sĩ Jha đồng tình với quan điểm này. "Với các nguyên lý chung, chúng tôi thấy rằng thực phẩm không phải là một cơ chế lan truyền dịch bệnh [Covid-19]", ông nói.
Tôi có nên để chó và mèo ở cùng nhà với mình?
Giáo sư Whittaker cho biết hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chó hoặc mèo có thể nhiễm virus corona và lây nó cho chủ sở hữu. Trong một số trường hợp, thú cưng sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và có tâm lý vững vàng hơn khi phải cách ly tại nhà mình.
Theo Trithuctre

Lan Khuê mách các mẹ bỉm sữa chống hăm tã cho con

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 - Trần Ngọc Lan Khuê hạ sinh con trai đầu lòng vào ngày 23/11/2019. Kể từ ngày có con, cuộc sống của người đẹp thay đổi khá nhiều và cô thường chia sẻ những khoảnh khắc đáng yêu của con trai lên trang cá nhân.
Cho đến thời điểm hiện tại, bé Connor đã tròn 3 tháng tuổi. Sau 3 tháng chăm con, Lan Khuê đã đúc kết được 6 vấn đề hay gặp ở trẻ sơ sinh và cô cũng chia sẻ kinh nghiệm xử lý của mình để nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ khác có thể tham khảo:
Bé cũng cần dưỡng ẩm
Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, cục cưng luôn được bao phủ bởi một lớp màng. Lớp phủ này được xem như một loại “màng chắn” bảo vệ bé cưng khỏi sự nóng, lạnh cũng như sự tấn công của các vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bé chào đời, lớp bảo vệ này sẽ bong dần, từ đó dẫn đến da trẻ sơ sinh bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, quần áo…
Vì thế từ khi ra tháng các mẹ nên chú trọng việc dưỡng ẩm da mặt và cơ thể cho bé bằng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ dành cho bé sơ sinh (Tham khảo các loại tã dán của Moony : https://vn.moony.com/vi/products/ta-dan.html)

Chàm sữa
Khi tình trạng khô da của bé không giảm và kèm theo đỏ da, ngứa thì bé bị chàm sữa rồi. Nguyên nhân cũng giống như bệnh khô da, cộng với việc bé dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ cho bú, dị ứng với thời tiết, dị ứng mùi... Nên bác sĩ sẽ gọi chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa dị ứng.
Các bé bị chàm sữa thì tốt nhất:
- Không tắm bé quá lâu. - Tắm không để nước quá ấm. - Sữa tắm cũng dùng loại không mùi cho da nhạy cảm. - Khi tình trạng chàm bé nặng thì mẹ kiêng món dễ gây kích ứng bé. Khi đỡ hơn thì mình điều chỉnh lại việc ăn uống. - Cho bé mang bao tay để đỡ gãi ngứa trầy mặt. - Luôn giữ ẩm cho bé.
Nếu tình trạng không khá hơn thì cho bé gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.
"Thả rông" để tránh hăm tã
Ban ngày mình đều cho bé "thả rông" mông, không mặc tã cho thoáng, chiều tối mới mặc lại. Khi mặc tã thì mình thường xuyên thay tã, lưu ý trước mỗi lần thay tã  dùng khăn ướt (khăn dùng nước tinh khiết chứ không phải loại chứa mùi hương) để thấm kĩ nước tè của bé.
Lưu ý là thấm nha, chứ không phải lau để tránh kích ứng, đỏ da. Sau khi thấm bằng khăn ướt là mình dùng khăn mềm thấm khô rồi mới bôi kem hăm. Kem hăm khi bôi các mẹ nhớ là bôi hẳn 1 vệt dầy để ngăn nước tè dính vào da bé nhé, chứ bôi mỏng thì cũng như không.
(Tham khảo các loại tã quần của Moony : https://vn.moony.com/vi/products/ta-quan.html)
Dùng dầu massage để loại bỏ cứt trâu trên đầu
Bé của mình trước khi tắm thì sẽ được massage. Khi massage cho bé, mình dùng dầu massage hoặc baby lotion bôi lên vùng đầu bị cứt trâu rồi nhẹ nhàng massage để vảy trên đầu bong ra. Đến khi tắm rửa lớp vảy sẽ trôi đi.
Massage mắt cho bé để ngăn ngừa tắc tuyến lệ
Có thể đây là dấu hiệu bé bị tắc tuyến lệ. Bên cạnh việc nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý thì ngày 2 lần các mẹ massage nhẹ vào tuyến lệ, dọc theo phần trên của mũi và dọc theo mí mắt dưới. Nếu trên 1 tuổi mà vẫn còn bị thì phải đưa bé tới gặp bác sĩ để khơi thông tuyến lệ.
Không chỉ "vùng kín", tai con cũng bị hăm
Không biết có mẹ nào giống mình, từng hết hồn vì bé có mùi hôi ở tai. Cứ sợ bé bị viêm tai giữa nhưng khi kiểm tra kĩ thì mùi đó nằm ở dái tai. Đó là do hăm, mồ hôi, nước còn đọng lại chỗ hăm nên có mùi. Các mẹ chỉ việc vệ sinh, thấm khô rồi bôi hăm là ok, còn nếu thật sự trong lỗ tai có mùi thì rất nguy hiểm phải gặp bác sĩ ngay.