Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Mỗi năm thêm 126.000 người Việt phát hiện bị ung thư

Phần lớn người bệnh ung thư tại nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị tốn kém, nguy cơ tử vong cao.

Ngày 20/4, tại diễn đàn chuyên gia ung thư các nước Đông Dương, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) cho biết, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng. Ước tính mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc chữa trị càng khó khăn và tốn kém.
Hiện tỷ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới đạt 33%, nữ khoảng 40%, trong khi ở nhiều nước phát triển tỷ lệ này lên tới 70-80%. Nguyên nhân tới 70% bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn.
Dinh dưỡng không hợp lý là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: R.D.
Dinh dưỡng không hợp lý là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: R.D.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ung thư. Ước tính các bệnh không lây nhiễm chiếm 2/3 gánh nặng bệnh tật và tử vong cả nước. Năm 2012, khoảng 73% ca tử vong là do bệnh không lây nhiễm, trong số này đến 18% bị ung thư.
Ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác cũng góp phần dẫn đến quá tải bệnh viện, bởi lượng bệnh nhân quá đông. Tiến sĩ Phu cho biết, trước kia tại Hà Nội chỉ một bệnh viện ung thư là Bệnh viện K, nay đến ba viện chữa ung thư, thêm nhiều bệnh viện ung bướu tuyến tỉnh nhưng sự quá tải vẫn xảy ra. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí, giảm năng suất lao động...
Bên cạnh đó, chi phí điều trị cho bệnh ung thư cao gấp nhiều lần các bệnh khác vì đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đắt tiền, điều trị lâu, có nhiều biến chứng. Theo một nghiên cứu năm 2012, tổng chi phí trực tiếp cho 6 bệnh ung thư phổ biến tại nước ta là hơn một tỷ USD.
"Bệnh ung thư có chung yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được như hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực. Ngoài ra còn yếu tố khác như môi trường, sinh học, nhiễm khuẩn... Vì thế giải quyết các yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu", tiến sĩ Phu nhấn mạnh.
Để phòng bệnh ung thư, lưu ý:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Gìn giữ môi trường trong sạch.
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- Tiêm văcxin phòng viêm gan B, HPV.
- Rèn luyện thân thể khỏe mạnh.
- Khám sức khỏe định kỳ.

8 dấu hiệu bạn bị tổn hại thần kinh

Hay ngã hoặc đau dọc một bên chân chứng tỏ các dây thần kinh của bạn đang bị tổn hại và cần được can thiệp y tế.

Khi các dây thần kinh làm việc trơn tru, não bộ nhận được đầy đủ thông tin giúp bạn di chuyển dễ dàng, đề phòng nguy hiểm và nội tạng hoạt động tốt. Ngược lại, các dây thần kinh gặp trục trặc sẽ gây ra hàng loạt hệ quả. Dưới đây là tám dấu hiệu dây thần kinh của bạn bị tổn hại do Prevention đưa ra. 
Bạn bị tê, ngứa hoặc rát 
Đôi lúc, đặc biệt là trong trong giấc ngủ, dây thần kinh cảm giác bị đè nén dẫn tới hiện tượng tê, ngứa hoặc rát ở bàn tay, bàn chân lan tới cánh tay, bắp chân. Những triệu chứng này thường nhanh chóng biến mất nên nếu chúng kéo dài, bạn hãy lập tức lên lịch đi khám.
Khó hoặc không thể cử động một phần cơ thể
Dây thần kinh vận động bị tổn hại khiến bạn khó cử động, thậm chí dẫn tới liệt. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như đột quỵ nên tốt nhất bạn hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra.
Cơn đau chạy dọc một bên chân
Nếu đau kéo dài ở sau đùi và cẳng chân, bạn nhiều khả năng mắc chứng sciatica hay đau thần kinh hông. Căn bệnh này xảy ra khi dây thần kinh hông bị chèn ép, tổn hại do đĩa đệm cột sống hoặc những vấn đề khác như tiểu đường. 
Ảnh: Prevention.
Ảnh: Prevention.
Vụng về hơn bình thường
Nếu đột ngột ngã nhiều hơn bình thường, bạn hãy coi chừng nguy cơ tổn thương dây thần kinh cảm giác hoặc bệnh Parkinson.
Đi tiểu nhiều lần
Dây thần kinh hỏng hóc gửi nhầm tín hiệu đến bàng quang khiến bạn cảm thấy phải đi tiểu nhiều lần hoặc khó tiểu. Bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng này nếu bị tiểu đường hoặc sinh con bằng phương pháp đẻ thường.
Những cơn đau đầu như điện chạy qua
Gặp phải cơn đau đầu ngắn nhưng dữ dội như điện chạy qua chứng tỏ bạn bị đau dây thần kinh chẩm, hiện tượng xảy ra khi dây thần kinh cổ bị chèn ép. Bạn có thể sẽ cần tiêm thuốc tê tạm thời để ngăn dây thần kinh truyền đi tín hiệu đau.
Chảy mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít
Đây là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh truyền tín hiệu từ não đến tuyến mồ hôi gặp trục trặc. Để xác định rõ hơn vấn đề, bạn cần xét nghiệm đo lượng mồ hôi và nhịp tim.
Bị thương vì không nhận ra nguy hiểm
Dây thần kinh cảm giác có nhiệm vụ cảnh báo với não về nguy hiểm xung quanh nên khi chúng không làm tốt công việc, bạn rất dễ gặp tai nạn. Nếu bị bỏng, đứt tay hoặc các chấn thương vì không nhận ra mình chạm vào thứ quá nóng, quá sắc nhọn, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay. 

Hướng dẫn sơ cứu khi bị chấn thương thể thao

Nên chườm đá, cố định vết thương bằng nẹp y tế và dừng các hoạt động có thể khiến tình trạng bị thương trở nên nặng hơn.

Chấn thương trong thể thao gần như là một vấn đề không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc xử lý chấn thương tại chỗ cũng như sau điều trị là một khâu vô cùng quan trọng để chúng ta có thể tiếp tục theo đuổi môn thể thao yêu thích. Trên thực tế, mọi người thường bối rối khi sơ cứu chấn thương thể thao, có thể dẫn đến tình trạng lâu phục hồi.
Các loại chấn thương thể thao thường gặp như chấn thương phần mềm, chấn thương cấp tính, gãy xương, căng cơ, bong gân, trầy xước… Bác sĩ Paul D’Alfonso, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare chia sẻ kỹ năng sơ cứu giúp chấn thương nhanh chóng hồi phục hơn và hạn chế các biến chứng về sau:
- Cần dừng các hoạt động chơi thể thao: Khi gặp chấn thương, người chơi ngay lập tức dừng các hoạt động chạy, nhảy, đi lại… để ngăn bị thương nghiêm trọng hơn.
- Chườm đá: Sử dụng một túi đá lạnh để chườm lên vị trí chấn thương nhằm giảm sưng và đau tạm thời, đối với chấn thương phần mềm. Nếu chấn thương gây chảy máu, cần rửa ngay bằng nước sạch.
- Băng bó: Cố định vị trí chấn thương bằng băng nẹp y tế chuyên dụng nhằm giảm các thương tích phát sinh trong quá trình di chuyển đến bệnh viện.
Trang bị các kiến thức về sơ cứu tại chỗ khi gặp chấn thương thể thao là một việc rất hữu ích, giúp phòng tránh các hậu quả về lâu dài cho cơ thể. Sau khi lành hẳn, đa số chấn thương thể thao đều gây đau nhức về sau, đặc biệt là bị thương nghiêm trọng. Trị liệu thần kinh cột sống là một trong những phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, cơ bắp do các chấn thương thể thao trước đó gây ra. Với phương pháp không dùng thuốc, không phẫu thuật, tác động trực tiếp đến dây thần kinh của các khớp xương, nắn chỉnh cột sống không những giúp giảm đau nhức mà còn cho phép bạn đủ sức khỏe và độ dẻo dai theo đuổi các môn thể thao yêu thích.

Răng gãy không nên vứt vì có thể cắm lại

Bé trai 10 tuổi bị tai nạn văng mất 4 răng hàm trên, người nhà không nghĩ có thể cắm lại được nên không nhặt mang theo.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết khi được bác sĩ hỏi về 4 chiếc răng đã văng mất, người nhà mới về tìm, ngâm vào sữa không đường và đem xuống bệnh viện.
Trải qua một giờ rưỡi, các bác sĩ đã cắm thành công 4 chiếc răng trở lại vị trí đã mất cho bé. Bệnh nhi được tái khám, tư vấn chế độ ăn uống phù hợp, giữ vệ sinh răng miệng, sau vài tháng khi răng cứng sẽ được bổ sung về mặt thẩm mỹ, ví dụ răng nào mẻ sứt thì trám lại, răng nào vỡ lớn sẽ bọc sứ...
Bác sĩ Đẩu cho biết, trẻ bị tai nạn mất răng khá phổ biến, ​nhất là khi té​ ngã với tư thế​ sấp mặt, hay gặp ở trẻ tuổi đi học,​ đặc biệt trong​​ mùa hè​, dịp lễ​​​ xuất hiện ​những trẻ té​ ở​ hồ bơi​. Trong ​10 trẻ bị gãy răng chỉ có chừng 3 bé mang răng tới,​ nhưng có những trường hợp mang tới để đưa cho bác sĩ xem chứ không nghĩ sẽ cắm lại được. ​​
"Nếu k​hông​ có​ răng để cắm lại​ thì em bé​ sẽ​ mất răng suốt đời, ​hạn chế khả năng ăn uống, phát âm, ảnh hưởng tâm lý... Nếu không cắm kịp thời, muốn có lại răng chỉ có biện pháp duy nhất là làm implant tốn kém vài chục triệu​ mỗi răng", bác sĩ Đẩu chia sẻ.
Một số lưu ý khi bảo quản răng đã gãy
Khi nhặt lại răng đã gãy văng, chú ý cầm thân răng chứ không cầm vào phần chân răng.
- Nếu răng dính đất cát​ dơ bẩn thì​ rửa ​dưới vòi nước sạch, bảo quản ​răng ​rồi chuyển ​đến ​bác sĩ​.
- Cách bảo quản là​ ngâm trong sữa không đường​ hoặc ​lòng trắng trứng​. Nếu trẻ lớn​,​ tỉnh táo ​có thể ​cho ngậm​ cái răng gãy​ trong miệng, môi trường nước bọt​ trong miệng vẫn tốt nhất với răng. Việc bảo quản này giúp​ duy trì sự sống​ của các​ dây chằng nha chu.
Trước đây thời gian vàng​ để cắm lại răng thành công​ là trong​ vòng​ 2 giờ sau gãy, hiện thời gian kéo dài nhiều hơn,​ có những ca sau 5-10 giờ mới vào viện vẫn được cắm thành công. 

Tiến sĩ Mỹ: 'Chữa khỏi ung thư là mục tiêu phi thực tế'

Thay vì chữa khỏi, tiến sĩ Lisa Coussens cho rằng nên tập trung kiểm soát ung thư như một căn bệnh mạn tính.   

5 năm qua, y học đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực ung thư với việc ứng dụng các loại thuốc nhắm vào hệ miễn dịch và đạt tỷ lệ đáp ứng đáng kể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các bác sĩ đã tiến gần đến phương pháp trị hoàn toàn căn bệnh quái ác.
Ảnh: istock.
Ảnh: istock.
"Tìm cách chữa khỏi ung thư không phải mục tiêu thực tế", Fox News dẫn lời tiến sĩ Lisa Coussens thuộc Viện Phát triển và Sinh học Ung thư phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ. Theo bà Coussens, y học nên hướng đến kiểm soát ung thư như bệnh mạn tính tương tự tiểu đường. "50 năm trước, tiểu đường còn là án tử hình nhưng nay đã trở thành thứ quản lý được", nữ tiến sĩ giải thích.
Trên thực tế, từ năm 2016, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra ý tưởng nhìn nhận một số loại ung thư như bệnh mạn tính. "Ung thư không chỉ xảy ra đúng một lần. Dù được điều trị, nhiều khi nó vẫn không biến mất. Ung thư có thể là một bệnh mạn tính, giống tiểu đường hoặc bệnh tim", trang web cơ quan này viết. 
Hiện nay, mục đích của điều trị ung thư chủ yếu là kiểm soát căn bệnh tùy theo nhu cầu cá nhân đồng thời ngăn khối u phát triển, di căn. Thông thường, việc điều trị không loại bỏ hoàn toàn ung thư. 
Với những tiến bộ nhân loại đã và đang đạt được, tiến sĩ Coussens kỳ vọng con người sẽ sống tốt hơn mà không cần khỏi bệnh. "Giờ đây, bệnh nhân bị ung thư hắc tố sống được thêm 2-5 năm, thậm chí 10 năm", bà Coussens nói. "Các thành tựu y học sẽ giúp chúng ta đạt tới mục tiêu cuối cùng là cải thiện cải thiện chất lượng cuộc sống của họ". 

10 năm tìm cách giảm cơn đau cho bệnh nhân ung thư của nữ tiến sĩ Việt

Ám ảnh bởi những khuôn mặt kiệt sức sau hóa xạ trị, Tiến sĩ Hà Phương Thư bỏ nhiều năm nghiên cứu phương pháp mới giảm nhẹ tác dụng phụ.

Tiến sĩ Hà Phương Thư là gương mặt quen thuộc trong giới khoa học nghiên cứu y sinh. Ở tuổi 43, nữ tiến sĩ được biết đến với nhiều thành tích và giải thưởng quốc tế về công nghệ nano ứng dụng. 
Trở về sau nhiều năm công tác tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử CEA (Pháp) và Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản), Tiến sĩ Thư nhanh chóng bắt tay ngay vào nghiên cứu ung thư sau 10 năm trăn trở. Chị kể rằng, đã chứng kiến không ít người quen, thậm chí bạn thân mắc ung thư. Vì vậy, nữ tiến sĩ cảm nhận rõ ung thư không chỉ là nỗi đau của người bệnh, mà còn là gánh nặng tâm lý, tài chính cho gia đình và xã hội. 
"Đã có nhiều bệnh nhân nói với tôi rằng, chỉ cần được sống thêm một giờ, một ngày, họ cũng không bao giờ hết hy vọng chống chọi với ung thư. Tôi nỗ lực nghiên cứu vì ám ảnh bởi những nỗi đau của bệnh nhân", Tiến sĩ Thư chia sẻ về động lực làm việc suốt 10 năm qua.
Tiến sĩ Hà Phương Thư hiện là Trưởng phòng vật liệu nano y sinh, Viện Khoa học Vật liệu.
Tiến sĩ Hà Phương Thư hiện là Trưởng phòng vật liệu nano y sinh, Viện Khoa học Vật liệu.
Nữ tiến sĩ cho rằng, những phương pháp điều trị chính thống hiện nay tuy hiệu quả, song gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí khiến người bệnh suy kiệt sức khỏe trước khi khối u phát tác. Đây cũng là lý do khiến chị trở về Việt Nam, nghiên cứu phương pháp mới giúp giảm nhẹ tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung bướu.
Công trình nghiên cứu chế tạo phức hệ nano FGC được công bố cuối năm 2016 là "quả ngọt" đầu tiên sau 10 năm nỗ lực làm việc. FGC gồm 3 hoạt chất: curcumin tách chiết từ nghệ vàng, fucoidan của rong biển, notoginseng trong tam thất. Những thành phần này giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị.
Theo Tiến sĩ Thư, lâu nay người bệnh vẫn dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất. Tuy nhiên, hiệu quả không cao vì curcumin khó tan, hấp thu kém, trong khi hàm lượng notoginseng trong tam thất lại thấp. Do đó, việc sử dụng phức hệ nano FGC sẽ mang lại tác dụng cao hơn dùng riêng lẻ từng thành phần.
Cuối năm 2016, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam bào chế thành công phức hệ Nano FGC và chuyển giao thành sản phẩm CumarGold Kare.
polyad
Bệnh nhân Đinh Thái Bình vượt qua căn bệnh ung thư nhờ kết hợp hóa xạ trị và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh.
Chị Phạm Thị Thu Hồng, một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu nano y sinh ứng dụng và theo dõi công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Hà Phương Thư từ năm 2013. Bản thân chị cũng có chồng 61 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Anh Bình đã trải qua 33 đợt hóa trị trong suốt 2 năm, sức khỏe suy kiệtmiệng lở loét, không thể ăn uống và sinh hoạt được.
"Cũng như nhiều phụ nữ khác khi có người thân bị ung thư, tôi đã tìm hiểu mọi sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao thể trạng, giảm suy kiệt sau hóa xạ trị. Tôi cũng tìm hiểu kỹ từ nhiều nguồn thông tin chính thống, xác định tác dụng của từng thành phần hoạt chất trước khi sử dụng", chị Hồng cho biết.
Phức hệ nano FGC chứa Curcumin, Fucoidan, NotoGinseng được chị Hồng chọn dùng cho ông xã trong thời gian dài. Sau 6 tháng, sức khỏe của anh Bình dần được cải thiện, mỗi đợt hóa xạ trị không còn tàn phá cơ thể anh như trước. 

Hướng dẫn sơ cứu hồi sinh tim phổi

Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), trường hợp cần cấp cứu hồi sinh tim phổi là những người mất ý thức đột ngột (nhận biết bằng cách lay mạnh bệnh nhân và gọi to bệnh nhân đánh giá ý thức); người bị ngừng thở, hoặc thở ngáp (quan sát di động lồng ngực bệnh nhân khi bắt mạch; người không bắt được mạch bẹn hay mạch cảnh.
Quá trình hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân. Ảnh: Health.
Quá trình hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân. Ảnh: Health.
Khi có người cần cấp cứu, người thân cần gọi hỗ trợ ngay lập tức. Sau khi gọi cấp cứu, cần tiến hành CRP (hồi sinh tim phổi) cho bệnh nhân ngay theo các bước C-A-B: Ép tim, kiểm soát đường thở và thổi ngạt.
Bước 1: Ép tim
Đặt bệnh nhân nằm trên bề mặt cứng, hai bàn tay lồng vào nhau dùng cườm bàn tay ép, vị trí ép tim ở 1/3 dưới xương ức. Lưu ý, cánh tay và cẳng tay phải thẳng trục để dồn lực từ vai và thân mình xuống ngực bệnh nhân. Đối với trẻ nhũ nhi, dùng 2 ngón cái.
Ép ngay lập tức sau khi gọi người hỗ trợ.
Ép nhanh, mạnh, không gián đoạn để lồng ngực nở hết sau mỗi lần ép.
- Một chu kỳ ép tim là 30 lần ép tim mới thổi ngạt, tần số ép tim 100-120 lần một phút.
Kiểm tra lại sau mỗi 5 chu kỳ ép tim (2 phút).
Ép tim  đúng cách là ép sao cho lực ép làm lồng ngực lún sâu 5-6 cm, không quá 6 cm, để lồng ngực nở ra hết sau mỗi lần ép.
Bước 2: Kiểm soát đường thở
- Ngửa đầu bệnh nhân tối đa, đẩy cằm ra trước lấy hết dị vật (chú ý bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ không ngửa đầu).
- Móc hết dị vật trong miệng, lau sạch miệng, mũi.
Bước 3: Thổi ngạt
Sau mỗi 30 lần ép tim thì thổi ngạt hai lần.
Thổi ngạt: Miệng hít một hơi dài sau đó cúi xuống áp vào miệng bệnh nhân, một tay bịt hai lỗ mũi còn một tay đẩy hàm bệnh nhân ra phía trước thổi mạnh ra, đồng thời nhìn lồng ngực bệnh nhân có phồng lên không. Thời gian thổi ngạt một giây một lần.
- Quan sát lồng ngực bệnh nhân tránh thổi ngạt quá căng.

Độ an toàn của văcxin ComBE Five thay thế Quinvaxem

Độ an toàn của văcxin ComBE Five thay thế Quinvaxem

Đột quỵ ở người bị tiểu đường

Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết khoảng 15-33% người bị đột quỵ có bệnh lý tiểu đường. Thường người bệnh có triệu chứng chậm chạp, lơ mơ, thậm chí hôn mê hoặc yếu nửa người. 
Người trên 50 tuổi có nguy cơ cao đột quỵ, nam giới nhiều hơn nữ. Các yếu tố khác gây đột quỵ ngoài tiểu đường là cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ trong máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, ít vận động... 
Nguy cơ đột quỵ do bệnh tiểu đường. 
Người già dễ có nguy cơ đột quỵ.  
Phòng tránh đột quỵ
- Kiểm tra huyết áp ít nhất một lần mỗi năm nếu bình thường. Trường hợp bạn bị tăng huyết áp, cần điều trị để kiểm soát tốt huyết áp. 
- Khám tim xem có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác không. Nếu có vấn đề tim mạch phải điều trị ngay và thường xuyên. 
- Tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Nếu uống rượu bia, bạn chỉ nên uống tối đa một ly rượu nhỏ hoặc một lon bia mỗi ngày. 
- Bạn có tăng cholesterol thì nên tập luyện, tiết chế ăn uống và khám để kiểm soát.
- Người bệnh tiểu đường nên khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.
- Năng vận động, tránh ngồi một chỗ nhiều, tập thể dục đều đặn.
- Chế độ ăn ít muối, ít mỡ béo.
- Điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim phải liên tục suốt đời. 
Phòng ngừa tái phát đột quỵ
Thay đổi lối sống
- Tăng cường vận động.
- Giảm cân chống béo phì. 
- Không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, bột.
- Không ăn thức ăn nêm nhiều mắm, muối.
- Ăn nhiều rau củ quả.
Điều trị bệnh tăng huyết áp
- Giữ huyết áp ổn định, tối ưu bé hơn hoặc bằng 120/80 mmHg, theo dõi huyết áp định kỳ.
- Uống thuốc theo toa hằng ngày cùng với tái khám định kỳ.
Điều trị tiểu đường
- Ăn uống đúng chế độ (kiêng đường, giảm tinh bột, ăn nhiều rau, bổ sung đủ chất đạm, ít chất béo). 
- Uống hoặc tiêm thuốc đủ theo toa. 
- Tái khám và xét nghiệm đường máu định kỳ. 
Điều trị tăng cholesterol
- Bỏ thuốc lá, ngưng rượu bia.
- Điều trị bệnh tim nếu có. 
- Người đột quỵ dạng tắc mạch phải uống thuốc phòng ngừa tắc mạch máu. 
Hẹp động mạch cảnh 
- Phẫu thuật bóc mảng xơ.
- Can thiệp nong động mạch hẹp. 

Dấu hiệu trẻ bị biến chứng sau tiêm văcxin cần lưu ý

Tiêm văcxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản ứng với văcxin ở các mức độ khác nhau. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.
Phản ứng thông thường gần như xảy ra ở các loại văcxin. Tuy nhiên, một số ít cơ thể lại có phản ứng mạnh như sốt cao, co giật... thậm chí sốc phản vệ và tử vong. Đó là phản ứng do cơ địa của từng người với văcxin, không phải là do chất lượng văcxin.
Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, khuyến cáo cha mẹ cần theo dõi sát trẻ trước, trong và sau khi tiêm để nhận biết kịp thời những biểu hiện bất thường ở trẻ.
Cụ thể, trước khi đưa con đi tiêm chủng, người lớn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng; theo dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ. Thông báo cho cán bộ y tế về tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc của trẻ, phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm trước.
Sau tiêm, cần theo dõi trẻ 30 phút tại điểm tiêm, thông báo cho cán bộ y tế nếu có dấu hiệu bất thường như khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, vết tiêm có quầng đỏ lan rộng, nổi ban.
Sau đó, cha mẹ tiếp tục theo dõi con tại nhà 1-2 ngày, để ý về tinh thần, tình trạng ăn ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm sưng, đỏ. Không nên cho trẻ bú, ăn khi nằm, bởi bé đang mệt khi bú nằm rất dễ bị sặc sữa.
Theo tiến sĩ Điển, cha mẹ cần đưa con đi viện ngay khi có các dấu hiệu sau:
- Sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ.
- Quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lờ đờ...
- Khó thở, rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch.
- Da nổi vân tím, chi lạnh.
- Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú.
- Co giật.
- Phát ban.
- Trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng.
“Khi quan sát thấy con có dấu hiệu kích thích, lờ đờ, cha mẹ cần đưa đi viện ngay. Khi da bé nổi vân tím, chi lạnh mới đưa vào viện thì đã muộn”, tiến sĩ Điển nói.
Bên cạnh đó, không tự ý sử dụng thuốc cho bé tại nhà, mà uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Khi trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang già nhanh hơn bình thường

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang già nhanh hơn bình thường
Nếu da của bạn liên tục khô với bong tróc, xuất hiện đốm sắc tố và nếp nhăn, chứng tỏ đang lão hóa. Bạn nên ăn rau lá xanh, quả mọng và thực phẩm giàu chất béo không bão hòa, chẳng hạn như các loại hạt, dầu thực vật. Ngoài ra, nên uống nhiều nước, bôi kem chống nắng thường xuyên, ngủ đủ giấc, chăm sóc da định kỳ...
6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang già nhanh hơn bình thường
Bọng mắt, vết nhăn chân chim là dấu hiệu khiến bạn trông già hơn tuổi thật nhiều. Để tránh điều này, bạn nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và đừng quên chăm sóc vùng da quanh mắt mỗi ngày.
6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang già nhanh hơn bình thường
Nếu bạn leo cầu thang hay đi bộ mà thở dốc... là dấu hiệu cho thấy đang có sự chênh lệch lớn giữa thể chất và độ tuổi sinh học. Càng lười vận động, khối lượng cơ trong cơ thể càng giảm và yếu dần theo thời gian. Vì thế, nên chọn một hoạt động ưa thích như đạp xe, yoga, khiêu vũ... để vận động mỗi ngày, vừa luyện tập thể dục, vừa xả stress. 
6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang già nhanh hơn bình thường
Khi nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi sẽ ảnh hưởng và gây ra chứng rụng tóc, hói đầu... Người bình thường, khỏe mạnh sẽ rụng khoảng 15-20 sợi một ngày. Nếu tóc rụng nhiều hơn chứng tỏ cơ thể bạn đang lão hóa mạnh mẽ. Để làm chậm quá trình này, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu axit béo, omega 3...
6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang già nhanh hơn bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của mãn kinh sớm. Nó được coi là bình thường nếu một người phụ nữ bắt đầu mãn kinh ở tuổi 46-54. Nếu điều này xảy ra trước tuổi 40, đây có thể là dấu hiệu lão hóa sớm. Các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh sớm bao gồm mất ngủ, sốt, ớn lạnh, co giật và thay đổi tâm trạng liên tục. Nên thăm bác sĩ phụ khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị.
6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang già nhanh hơn bình thường
Dấu hiệu lão hóa nhanh có thể bao gồm các vấn đề về giấc ngủ. Khi hormone cortisol trong cơ thể gia tăng gây ra chứng lo lắng trong khi ngủ. Thay vì xem tivi, chơi game trên điện thoại, bạn nên đọc sách, tập yoga, nghe nhạc... để ngủ dễ dàng hơn.

Phụ nữ nên tiêm phòng sởi, rubella trước khi mang thai

Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nên chủ động đến các cơ sở y tế tiêm văcxin phòng bệnh sởi và rubella.

Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo tình hình dịch bệnh sởi có nhiều diễn biến phức tạp. Kết quả một số nghiên cứu, đánh giá cho thấy miễn dịch bảo vệ bệnh sởi ở các bà mẹ mang thai là thấp. Nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi sinh ra từ các bà mẹ này không có miễn dịch, hoặc miễn dịch từ mẹ truyền sang con không đủ bảo vệ trẻ phòng bệnh sởi.
Ảnh: popular science.
Ảnh: popular science.
Nghiên cứu tồn lưu miễn dịch với virus sởi ở trẻ 2-9 tháng tuổi tại tỉnh Hải Dương năm 2015 cho thấy tỷ lệ trẻ có kháng thể kháng sởi đủ bảo vệ chỉ đạt 13,1%. Trẻ không được bảo vệ phòng bệnh sởi chiếm đến 86,9%. 
Nhóm trẻ có mẹ từng mắc sởi có tỷ lệ bảo vệ 22,8%, cao gấp 2,5 lần so với nhóm có mẹ chưa từng mắc sởi và chưa tùng tiêm văcxin sởi. Nhóm có mẹ chưa từng mắc sởi nhưng đã từng tiêm văcxin sởi có tỷ lệ bảo vệ 11,5%, cao gấp 1,1 lần so với nhóm có mẹ chưa từng tiêm văcxin.
Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động đến các cơ sở y tế tiêm văcxin phòng bệnh sởi và rubella để chủ động phòng bệnh cho chính mình, tránh hội chứng rubella bẩm sinh gây đa tật cho con.

40% đàn ông trên 40 tuổi bị rối loạn cương

Tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương tăng cao 50-60% khi bước vào tuổi 60.

Bác sĩ Trương Hoàng Minh, Trưởng Khoa Ngoại Niệu Ghép thận, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết tần suất bị rối loạn cương tăng dần theo tuổi. Thực tế khám chữa bệnh cho thấy nam giới vướng phải bệnh này ngày càng nhiều. Dương vật cần đủ lượng máu bơm vào để căng và đạt độ cương cần thiết cho quá trình giao hợp. Nếu lượng máu bơm vào không đủ thì dương vật không thể cương và đây chính là tình trạng rối loạn cương.
Ảnh: herbolab
Ảnh: herbolab
Nhiều nghiên cứu tại châu Âu chỉ ra nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cương là do các bệnh lý về mạch máu (54%), tiểu đường (21%), chấn thương cột sống (8%), rối loạn hormone (6%)... Vì vậy điều trị rối loạn cương sẽ rất phức tạp, yêu cầu bác sĩ nam khoa phải được đào tạo toàn diện để bắt bệnh đúng, chữa tận gốc. Bên cạnh đó phải kết hợp chặt chẽ trị liệu tâm lý, không những cho người bệnh mà còn cho cả vợ, bạn gái để giúp người nam vượt qua khủng hoảng tâm lý.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 vừa áp dụng kỹ thuật sóng xung kích với các cấp năng lượng khác nhau trong điều trị rối loạn cương. Phương pháp này được Hội Niệu khoa châu Âu công nhận là tiêu chuẩn vàng trong điều trị rối loạn cương vào năm 2013 và phổ biến ở nhiều quốc gia. 
Liệu pháp mới này đem lại nhiều lợi ích, tỷ lệ thành công cao khi được phối hợp với các liệu pháp điều trị khác, có thể lên tới 80-90%. Hiệu quả điều trị được duy trì lâu dài, hơn 90% số bệnh nhân có cải thiện khả năng cương đều duy trì được sự cải thiện ít nhất 12 tháng.
Phương pháp này an toàn và không có tác dụng không mong muốn, không đau đớn, không áp lực. Những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng các thuốc thông thường vẫn cho tỷ lệ đáp ứng cao với liệu pháp này và thời gian duy trì chất lượng cải thiện tình trạng cương ít nhất một năm.