Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Mách mẹ cách giúp bé tăng cân nhanh chóng

Nhiều người quan niệm rằng: Lúc bé con còi cũng được đến tuổi dậy thì con lớn và vừa.

Nhiều người quan niệm rằng: Lúc bé con còi cũng được đến tuổi dậy thì con lớn và vừa. Nhưng chính độ tuổi 0-5 tuổi được coi là giai đoạn vàng phát triển cả về thể chất và trí não cho bé. Các chuyên gia nhận định thời điểm này quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Một đứa trẻ thiếu cân, còi cọc, hay ốm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trí não cũng như thể chất về sau.

1. Cho trẻ vận động thường xuyên
Cho trẻ vận động thường xuyên cũng là cách giúp trẻ tăng cân. Ở lứa tuổi này, nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để luyện tập cho cơ thể năng động, nhanh nhẹn.
Nhưng nhiều mẹ sợ con bị thương nên có xu hướng bao bọc con quá kĩ, hạn chế cho con được tiếp xúc với các hoạt động ngoài trời. Thực tế việc đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Để giúp trẻ tăng cân, mẹ không được phép quên một quy tắc là thường xuyên cho con vận động. Khi được vận động, trẻ sẽ nhanh chóng có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn và cơ thể hấp thu tốt dưỡng.


2. Cho bé ăn mỡ động vật
Nếu như với người già, cần phải hạn chế ăn dầu, mỡ để tránh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường thì ngược lại dầu mỡ chiếm một phần không nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ giúp trẻ tăng cân tăng chiều cao.
Mỡ động vật, gia cầm, hải sản đều chứa nhiều acid béo no (bão hoà), có khả năng tạo ra cholesterol (trừ mỡ cá thu, cá hồi, cá trích... chứa nhiều omega 3 và omega 6). Tuy nhiên, chỉ mỡ mới có khả năng cung cấp cholesterol tốt, cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh. Mỡ động vật có nhiều vitamin A, D giúp trẻ sáng mắt và phát triển xương.
Sử dụng thường xuyên mỡ hoặc dầu cá có chứa omega-3 và omega-6 (tiền chất của DHA và ARA) rất tốt cho cơ thể. Nó không những không gây béo phì mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hoá tiêu hao mỡ.
Mỗi ngày nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ vì trong mỡ có những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (như trên đã phân tích) mà dầu thực vật ít có được. Tỷ lệ cân đối giữa chất béo động vật với dầu thực vật là 70% và 30%. Tuy nhiên, nếu trong thức ăn cho trẻ sử dụng nhiều trứng, thịt, sữa thì tỷ lệ này nên là 50% - 50%.
3. Nên cho bé ăn từ những món con thích, thường xuyên đa dạng các món
Để giúp bé tăng cần đều nên cho bé ăn những món mà bé thích. Sau đó, mẹ hãy khéo léo cho trẻ chuyển dần sang những món ăn giàu dinh dưỡng hơn hoặc pha trộn giữ món ăn trẻ yêu thích và món ăn bạn thêm vào. Sau một thời gian, bé sẽ làm quen được với nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng đấy.
Hơn nữa, trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, mẹ không nên duy trì một món ăn quá lâu. Việc phải ăn quá lâu một món ăn, trẻ sẽ nhanh chán hay thậm chí không có thói quen với các đồ ăn khác. Nên mẹ hãy tham khảo để từ một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng cho con.
4. Cho trẻ uống nước trái cây, nước lọc, sữa một cách khoa học
Với trẻ từ 1 đến 5 tuổi bạn cần cân đối mỗi ngày bé cần uống 30% nước lọc, 10% nước trái cây, 60% là sữa (sữa mẹ, mẹ tươi, sữa công thức…)
Sữa và hoa quả hai thức uống lành mạnh giúp trẻ tăng cân hiệu quả mà mẹ nên bổ sung hàng ngày. Nhưng, không nên lạm dụng vì sẽ khiến trẻ cảm thấy no và không thể nạp thức ăn. Nếu cho trẻ uống với lượng vừa phải, sẽ giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon đồng thời cung cấp vi chất cho cơ thể.
Dù nước hoa quả tươi 100% giàu dinh dưỡng nhưng không phải cứ lúc nào bé khát là mẹ lại ngay lập tức cho con uống nước hoa quả. Nên có những giới hạn về lượng nước hoa quả với bé, nếu không con sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác.
Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và gây khó chịu trong dạ dày.
5. Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
Các mẹ thường quan niệm rằng cho trẻ ăn nhiều đồ vặt là không tốt, khiến trẻ dễ bị sâu răng hoặc có thói quen bỏ bữa chính. Tuy nhiên, mẹ không nhất thiết từ bỏ thói quen ăn vặt của trẻ bằng cách có thể cho trẻ ăn vặt thoải mái với những món ăn lành mạnh như hoa quả, sữa chua, bánh mì bơ đậu phộng, các loại hạt…
Những thực phẩm này không khiến trẻ quá no nhưng lại giúp trẻ tăng cân an toàn.
6. Cung cấp dinh dưỡng cân bằng
Đây là cách giúp trẻ tăng cân mà các mẹ nên biết. Muốn trẻ tăng cân, nhất thiết phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé. Theo đó, mẹ nên bổ sung các loại thức ăn giàu đạm, giàu chất béo lành mạnh, chất xơ, cùng các loại vitamin và khoáng chất vào bữa ăn cho con trẻ. Những thực phẩm tốt giúp bé tăng cân như là:
- Quả bơ: Quả bơ chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp bé phát triển. Quả bơ chứa hàm lượng chất béo có lợi rất tốt cho sức khỏe tim mạch và tiêu hóa của con trẻ. Mẹ nên xay bơ nhuyễn cho con ăn dặm hoặc kết hợp bơ với sữa cho trẻ để làm món ăn vặt hoặc ăn phụ tuyệt vời giúp bé tăng cân lành mạnh.
- Thịt, cá: Thịt, cá là hai thực phẩm giàu calo không thể thiếu trong thực đơn để giúp bé tăng cân. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy cha mẹ nên cân đối lượng thịt trong khẩu phần ăn của con.
- Phô mai: Đây là thực phẩm giàu calo cho bé, đồng thời cũng là nguồn đạm và chất béo lý tưởng cho vé đang cần tăng cân.
- Sữa và sữa chua: Hai loại thực phẩm này không chỉ giàu calo, còn kích thích tiêu hóa ở trẻ, giúp bé nhanh chóng có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.
Thực phẩm bố sung: Các mẹ nên chọn thực phẩm bổ sung giúp bé bổ sung những dưỡng chất mà qua thức ăn hàng ngày bé không hấp thu được. Lưu ý thực phẩm có thành phần: Whey protein, các acxit amin, các vitamin và khoáng chất.
Chúng ta đều biết Protein là chất cần thiết để giúp trẻ tăng cân. Khi trẻ biếng ăn, hoặc hấp thụ kém dẫn đến việc trẻ thiếu cân, chậm tăng cân thì mẹ có thể lựa chọn thêm đạm whey (whey protein) là dạng protein được phân lập từ sữa, chứa những chất cần thiết sản sinh ra amino acid để tạo cơ và giúp tăng cân. Ngoài ra, đạm whey là loại đạm giúp trẻ dễ hấp thu, giảm táo bón, phát triển cân đối thể chất.
Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm sữa non cho bé. Bởi sữa non có chứa những kháng thể để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và cho cả đường ruột, giúp đường ruột ổn định, thực hiện các chức năng tiêu hóa- hấp thu tốt, từ đó bé ăn ngon và có sự cải thiện về tầm vóc đáng kể, phá bỏ vòng luẩn quẩn biếng ăn - nhẹ cân - hay ốm - biếng ăn… để bé phát triển toàn diện.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai

Trẻ bị suy đinh ưỡng bào thai là trẻ sinh ra mặc dù đã đủ tháng từ 37-42 tuần
Trẻ bị suy đinh ưỡng bào thai là trẻ sinh ra mặc dù đã đủ tháng từ 37-42 tuần tuổi trong bụng mẹ nhưng cân nặng lúc mới sinh chỉ 2.5kg. Suy dinh dưỡng bào thai ở trẻ em làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng, trí tuệ của trẻ cùng các hoạt động khác. Vì thế bài viết sau đây sẽ mách các mẹ biết cách chăm sóc trẻ nếu không may bé nhà mình bị suy dinh dưỡng bào thai.
Cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé
- Trong bữa ăn của trẻ cần có đủ tám nhóm thực phẩm sau đây: Ngũ cốc, ( gạo, mì, khoai, củ), thịt, cá, tôm, trứng, sữa, dầu (mỡ), rau xanh, rau củ, quả chín.
- Khi trẻ đã bị mắc bệnh suy dinh dưỡng sẽ thường rất biếng ăn, lười ăn nên cần cho cho bé ăn nhiều bữa trong ngày.
- Các mẹ hãy thay đổi nhiều cách chế biến món ăn cho hợp khẩu vị của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bổ sung các món ăn giàu dưỡngdễ tiêu như cháo, súp, sữa…
Vệ  sinh ăn uống
- Đảm bảo việc ăn chín uống sôi, khi nấu xong thức ăn cần cho trẻ ăn ngay. Nếu để lâu quá hai tiếng cần nấu lại cho nóng lên.
- Cần tránh ăn những thự phẩm bị nhiễm bẩn, ô nhiễm.
- Các dụng cụ để chế biến đồ ăn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho các bé.
- Phải tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch, cho bé thoải mái, giữ ấm và tránh bị gió lùa vào mùa đông hoặc gió quạt để tránh bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp.
- Trẻ sơ sinh cần mặc đồ vải cotton, giữ quần áo sạch sẽ, không được ăn nhiều đồ ngọt, sau khi ăn xong cần đánh răng, xúc miệng.
- Trẻ nhỏ thường hay cắn tay, bò xoài và cầm bất cứ vật gì để tìm tòi khám phá, vì thế cần taọ thói quen sạch sẽ tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng, thường xuyên cắt móng tay cho các bé.
 Suy dinh dưỡng,điều trị bệnh suy dinh dưỡng
- Các bậc cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ no, ngủ đủ giấc và vui chơi nơi thoáng mát, sạch sẽ.
- Đồ dùng và đồ chơi của trẻ cần rửa sạch sẽ, khô ráo.
- Sử dụng nước sạch để nấu và vệ sinh cho bé một cách an toàn nhất.
Chăm sóc tâm lý
- Nên thường xuyên bày tỏ các xúc âu yếm, lộ tình cảm vỗ về yêu thương các bé.
- Hay khích lệ tinh thần, trò chuyện, nô đùa, tránh những cảnh thô bạo đánh đập trước mặt trẻ.
Chăm sóc trẻ khi bị bệnh
- Khi trẻ mắc bệnh: khi trẻ nhỏ bị mắc bệnh cần quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn. Nhất là khi trẻ bị tiêu chảy hay viêm đường hô hấp, các bà mẹ cần biết xử trí ban đầu tại nhà, sau đó cho bé đi khám bệnh nhanh nhất và điều tri theo chỉ định của bác sĩ
- Nuôi dưỡng trẻ một cách hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ mau khỏe bệnh, nhanh chóng hồi phục.
Trên đây là một số cách giúp mẹ chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai làm sao cho tốt để bé có thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Nếu bé bị mắc chứng duy dinh dưỡng bào thai mà không kịp phát hiện và chữa trị thì tương lai các bé sau này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng cũng cần có những lưu ý nhất định, nhằm đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất thiết yếu.
Xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng cũng cần có những lưu ý nhất định, nhằm đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất thiết yếu. Cùng tham khảo một vài lời khuyên dưới đây để lên thực đơn chuẩn giúp trẻ thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi và bắt kịp đà tăng trưởng.
Tăng cường dầu, mỡ
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học có thể khắc phục hiệu quả tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Chính vì vậy, khi lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: Nhóm tinh bột; Nhóm chất đạm; Nhóm chất béo; và Nhóm giàu vitamin, khoáng chất.
Thuc don cho tre suy dinh duong tang can sau 3 thang - Anh 1
Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng nên tăng cường thêm dầu mỡ
Đặc biệt, khi nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần tăng lượng dầu (có trong các loại thực vật: đậu nành, ô-liu,…), mỡ động vật (cá hồi, mỡ lợn,…) trong các món ăn. Nhiều mẹ cho rằng dầu, mỡ thường không tốt cho trẻ nhỏ nhưng thực chất đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ, gấp đôi so với chất đạm và đường bột. Hơn nữa, dầu mỡ còn là loại dung môi lý tưởng hòa tan những vitamin quan trọng đối với cơ thể trẻ như vitamin E, D,...
Một bài viết tương tự : 
Thêm các bữa phụ
Ngoài 3 bữa chính với đầy đủ dưỡng chất, mẹ có thể thiết lập thêm 2 - 3 bữa phụ trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ. Khi các bữa ăn được chia nhỏ ra, trẻ sẽ không có cảm giác phải ăn nhiều hay bị ép ăn mỗi bữa. Đặc biệt, mẹ nên chọn một bữa phụ trước khi ngủ, điều này sẽ giúp trẻ ngủ sâu và ngon hơn.
Mẹ lưu ý thêm là bữa phụ và bữa chính không nên quá gần nhau, như thế sẽ khiến bữa chính trẻ không chịu ăn nhiều do vẫn còn lửng dạ.
Lựa chọn thực phẩm
Đặc biệt, đối với trẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác biệt hơn so với các trẻ cùng trang lứa. Chính vì vậy, khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ mẹ cần lưu ý lựa chọn những thực phẩm giàu năng lượng, bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt ở trẻ. Dưới đây là “top” những thực phẩm giúp trẻ tăng cân nhanh chóng và hiệu quả:
- Chuối: đây là loại thực phẩm giàu năng lượng, tinh bột, chất xơ, kali, vitamin B6 và chất điện phân giúp hình thành cơ bắp ở trẻ và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
- Khoai tây: chứa các axit amin như arginin và glutamin, giàu carbohydrates và năng lượng. Với khoai tây, mẹ có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon như cháo, súp hay khoai tây nghiền trộn phô mai.
- Trứng: Đây là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho trẻ suy dinh dưỡng với tỷ lệ hấp thu tuyệt đối. Vì vậy, đây chính là nguồn năng lượng dồi dào cho bé yêu của mẹ.
- Sữa: Ngoài những thực phẩm trên, sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là siêu thực phẩm tuyệt vời cần có trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng. Mách nhỏ: mẹ có thể cho bé uống sữa Dielac Grow Plus. Dielac Grow Plus giàu đạm và năng lượng giúp trẻ tăng cân sau 3 tháng (**). Dielac Grow Plus bổ sung đạm Whey giàu Alpha-Lactalbumingiúp bé tăng cân tốt, bổ sung thêm 30% Canxi và gấp đôi vitamin D3 (*) giúp tăng chiều cao ở trẻ.
Sự kết hợp của chất xơ hòa tan Inulin & FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12TM có trong sản phẩm cũng giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và hấp thu các dưỡng chất. Bên cạnh đó, Dielac Grow Plus còn bổ sung nhiều kháng thể, các vitamin và khoáng chất thiết yếu như A, C, D, E, Selen, Kẽm giúp tăng sức đề kháng, kích thích trẻ ăn ngon hơn.
Thực đơn giúp trẻ tăng cân sau 3 tháng
Sau khi “bỏ túi” kha khá lời khuyên về thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng, đã đến lúc mẹ bắt tay vào việc lập riêng thực đơn cho con yêu của mình theo từng tuần riêng biệt. Dưới đây là thực đơn mẫu mẹ có thể tham khảo:
Thuc don cho tre suy dinh duong tang can sau 3 thang - Anh 2
Chúc mẹ thành công và bé yêu của mẹ sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, tăng cân sau 3 tháng, bắt kịp đà tăng trưởng với các bạn cùng trang lứa!
Nguồn : 
http://eva.vn/suc-khoe/thuc-don-cho-tre-suy-dinh-duong-tang-can-sau-3-thang-c131a326050.html

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Sữa tăng cân cho bé: giải pháp cải thiện suy dinh dưỡng, thấp còi

Chọn sữa tăng cân cho bé sao cho an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu giúp bé thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi là điều khiến không ít các bậc cha mẹ phải đau đầu
Chọn sữa tăng cân cho bé sao cho an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu giúp bé thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi là điều khiến không ít các bậc cha mẹ phải đau đầu. Dưới đây là một số tiêu chí cha mẹ có thể tham khảo để đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất cho bé yêu của mình:
HIỂU RÕ NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA BÉ
Điều quan trọng hàng đầu mà các sản phẩm phải đáp ứng chính là công thức dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và thể trạng của bé, giải quyết được 3 vấn đề cốt lõi tồn đọng do suy dinh dưỡng, thấp còi.
1. Biếng ăn:
Phần lớn bé suy dinh dưỡng, thấp còi xuất phát từ tình trạng biếng ăn, ăn không đủ chất. Bé biếng ăn thường không có cảm giác ngon miệng khi ăn, khẩu vị bị rối loạn. Tình trạng này kéo dài càng khiến bé thêm còi cọc, các dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện tình hình này bao gồm:
shutterstock_663764734 - Copy
Biếng ăn là một trong những vấn đề phải được giải quyết nhanh chóng để giúp bé tăng cân nhanh
- Lysin: là axit amin giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn.
- Kẽm: đây là khoáng chất ảnh hưởng đến vị giác của bé. Thiếu kẽm còn khiến bé dễ mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy,… Ngược lại, nếu được cung cấp đầy đủ lượng kẽm cần thiết bé sẽ ăn ngon miệng hơn, tình trạng biếng ăn cũng được cải thiện rõ rệt.
- Vitamin nhóm B: cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể thông qua việc tham gia vào quá trình chuyển hóa đạm, chất béo và đường.
2. Hấp thu kém
Nhiều bé gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng do khả năng hấp thu kém mặc dù đã được cha mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua bữa ăn hàng ngày. Chính vì vậy khi chọn sữa cho bé tăng cân, mẹ nên lưu ý các sản phẩm có chứa hai dưỡng chất quan trọng sau đây giúp tăng cường khả năng hấp thu:
- Đạm Whey và chất béo MCT (medium chain triglycerides): Đạm Whey chứa nhiều axit amin thiết yếu dễ hấp thu và nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng, sau khi qua thành ruột đạm Whey sẽ đi thẳng vào máu tới các bộ phận trong cơ thể, tham gia vào quá trình xây dựng mô và tế bào. Chất béo MCT dễ dàng hấp thu nhanh qua đường ruột, hỗ trợ tình trạng giảm hấp thu chất béo, tiêu hóa chậm.
- Chất xơ hoà tan Inulin & FOS và Men vi sinh (chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12TM): Bộ đôi dưỡng chất tối ưu giúp hệ tiêu hóa bé luôn mạnh khỏe, từ đó hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất được cung cấp.
3. Ốm vặt
Tình trạng này xuất phát từ khả năng miễn dịch bị suy giảm do thiếu các vi chất cần thiết khi bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Chính vì vậy khi chọn sữa tăng cân cho bé mẹ cũng nên chú ý đến hàm lượng vi chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng có trong sữa.
Một trong những dưỡng chất chứa rất nhiều kháng thể, các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bé khoẻ mạnh có thể kể đến sữa non Colostrum.
Hệ miễn dịch suy yếu do suy dinh dưỡng, thấp còi khiến bé thường xuyên đối mặt với bệnh tật
PHÙ HỢP THỂ TRẠNG BÉ
Đây là yếu tố không kém phần quan trọng mà mẹ cần lưu ý khi lựa chọn sữa tăng cân cho bé. Đối với bé, hệ tiêu hóa còn non yếu thì việc bổ sung dinh dưỡng không phù hợp sẽ gây tác động ngược, khiến bé dễ gặp phải một số tình trạng như: táo bón, rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy khi đưa ra lựa chọn mẹ cần xem xét thể trạng của bé: lứa tuổi, cân nặng, tình trạng dinh dưỡng để đảm bảo bé có thể hấp thu đầy đủ và trọn vẹn các dưỡng chất có trong sản phẩm, mẹ có thể xin ý kiến bác sỹ để được tư vấn cụ thể hơn.
ĐƯỢC CHỨNG NHẬN LÂM SÀNG
Đây được xem là phương pháp nghiên cứu có giá trị bậc nhất đòi hỏi sự đầu tư thích đáng về thời gian, kinh phí lẫn công sức với mục đích chứng minh sự an toàn và hiệu quả của sản phẩm. Chính vì vậy đây được xem là một trong những tiêu chí “vàng” giúp mẹ lựa chọn được giải pháp dinh dưỡng an toàn, phù hợp cho bé yêu của mình.
UY TÍN THƯƠNG HIỆU
Tận dụng tâm lý lo lắng, nóng vội của các bậc phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nhiều sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác kèm những lời quảng cáo hấp dẫn xuất hiện đầy rẫy trên thị trường.
Chính vì vậy, khi chọn sữa tăng cân cho bé mẹ nên lựa chọn những loại sữa từ các thương hiệu uy tín, chất lượng đáng tin cậy theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo an toàn.

Mẹo giúp trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng tăng cân sau 3 tháng

Nếu con bạn xuất hiện tình trạng của trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng nên nhớ rằng: lo lắng quá mức chỉ làm tình hình tệ hơn!

Nếu con bạn xuất hiện tình trạng của trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng nên nhớ rằng: lo lắng quá mức chỉ làm tình hình tệ hơn! Thay vì vậy, hãy chủ động vào cuộc bằng những mẹo hữu dụng dưới đây.

 
1. Nguyên tắc “nửa chén” giúp bữa ăn không hóa thành “cuộc chiến”
Hãy cho trẻ biết bạn yêu trẻ đến nhường nào qua mỗi bữa ăn bằng những lời động viên và tán thưởng. Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng sẽ khó mà hoàn tất suất ăn của mình nếu lúc nào cũng bị thúc ép, thậm chí là đe dọa. Bạn có thể bắt đầu bữa ăn bằng phần giới thiệu hóm hỉnh về món ăn hoặc cho con đoán, khuyến khích con thi đua ăn giỏi cùng người thân trong nhà, treo giải thưởng “huy hiệu ăn giỏi”…
Đừng “hối lộ” trẻ theo kiểu con ăn hết suất thì sẽ được ăn kẹo, bánh, và cũng đừng bù đắp theo kiểu con muốn ăn gì, lúc nào cũng được, miễn là chịu ăn. Thay vì vậy, nên cho trẻ ăn 5-6 cữ bao gồm bữa chính và phụ. Sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, ăn nửa cốc sữa chua hoặc nửa quả chuối… Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết suất khi trẻ đã chán, khiến trẻ nôn hết thức ăn và càng sợ ăn. Đặc biệt trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ.
2. Chuẩn bị các bữa ăn “chất” cho trẻ
Trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng không có nghĩa bữa ăn quá nhiều đạm, nhiều thực phẩm bổ dưỡng là phù hợp với trẻ.
Thật ra, bữa ăn của trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phải đủ 4 nhóm chất: đường bột, đạm, chất béo, vitamin - khoáng chất. Để hấp thu tốt, trẻ cần ăn cả xác thực phẩm. Khi chế biến có thể xắt nhỏ, nấu mềm cho trẻ dễ nuốt, tăng thêm dầu mỡ, giúp cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng cần đầy đủ 4 nhóm chất
3. Giới thiệu món mới: mưa dầm thấm đất
Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng nào hầu như cũng rất “ghét” món mới, nên để giới thiệu món mới đến trẻ, đầu tiên mẹ phải tạo cho trẻ cảm giác ngóng chờ. Hãy thường xuyên nói với trẻ về một món ăn mới rất ngon mà mẹ sẽ làm cho trẻ. Có thể dùng nhân vật mà trẻ yêu thích để làm động lực, chẳng hạn như “Chú Michael Jordan ăn rất nhiều cà rốt, khoai tây và đậu hầm, mới cao thế và chơi bóng giỏi thế!” Trẻ sẽ được chuẩn bị tinh thần và dễ tiếp nhận hơn khi bạn giới thiệu món mới. Ngoài ra, nếu trẻ vẫn từ chối món đó, hãy kiên nhẫn với các hình thức chế biến khác.
4. Cẩn trọng khi chọn sữa cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Ngoài những giải pháp kể trên, mẹ có thể nhờ tới sự hỗ trợ từ các sản phẩm đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, biếng ăn giúp bé thoát nhanh tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng như sữa công thức. Đây được xem là giải pháp dinh dưỡng hợp lí giúp trẻ dễ dàng hấp thu đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên khi chọn sữa cho trẻ mẹ cần lưu ý các yếu tố: xuất xứ, được chứng nhận lâm sàng, các dưỡng chất có trong sữa đảm bảo phù hợp với thể trạng trẻ.
Một trong những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí trên phải kể đến Dielac Grow Plus – được đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, biếng ăn, bắt kịp đà tăng trưởng và được chứng nhận lâm sàng giúp trẻ tăng cân sau 3 tháng (**).

3 cách giúp răng giảm ê buốt

Giảm các thực phẩm chứa nhiều axit, chải răng đúng cách... giúp răng giảm ê buốt, thoải mái tận hưởng bữa ăn.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều axit, chải răng đúng cách... giúp răng giảm ê buốt, thoải mái tận hưởng bữa ăn.

Tết là cơ hội vui chơi, gặp gỡ, kèm theo những buổi tiệc với vô vàn món ngon, đa dạng phong vị. Ăn uống ngày Tết không chỉ để no mà còn là một hình thức giao tiếp, gặp gỡ, quây quần cùng nhau. Nhưng, không phải ai cũng may mắn có được niềm vui trọn vẹn này vì cứ uống một ngụm trà nóng, nâng ly rượu chúc mừng, thưởng thức một miếng mứt… là răng trở nên ê buốt. Một số bí quyết sau sẽ giúp bạn đỡ ê buốt.
h1.JPG
Giảm các thực phẩm chứa nhiều a-xít
Khi có dấu hiệu ê buốt răng, bạn nên hạn chế ăn uống thực phẩm có tính a-xít như nước ngọt có ga, bia rượu, các loại nước trái cây như cam, nho… Khi răng tiếp xúc với thức ăn có độ pH nhỏ hơn 5.5 sẽ gây mất khoáng ở răng, a-xít làm mòn lớp men răng bảo vệ, gây lộ ống ngà. Ngà răng có các ống nhỏ chứa các đầu tận thần kinh và lấp đầy bởi dịch. Khi ngà răng bị lộ, sử dụng thức ăn đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt có thể làm chất dịch trong ống ngà dịch chuyển, kích thích các đầu tận thần kinh và tạo nên các cơn ê buốt khó chịu. Nếu trong các dịp gặp gỡ, họp mặt đầu năm, không thể từ chối những lời mời, bạn nên sử dụng ống hút để giảm bề mặt tiếp xúc giữa thực phẩm và men răng hoặc chải răng ngay sau khi ăn uống các thực phẩm này khoảng 30 phút.
Chải răng đúng cách
Nhiều người thường có quan niệm, chải răng càng mạnh càng giúp loại bỏ các vi khuẩn đáng ghét. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, việc chải răng quá mạnh sẽ khiến lớp men răng bị tổn thương dẫn đến răng bị tụt nướu và lộ ngà nhiều hơn. Cảm giác ê buốt cũng vì thế mà càng dễ có cơ hội “gõ cửa” bạn hơn. Để hạn chế những tổn thương không đáng có cho răng, chúng ta cần thực hiện việc chải răng đúng như: dùng bàn chải đánh răng lông mềm, nên chải răng theo chiều dọc một cách nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng.
Chăm sóc răng nhạy cảm với kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
Ngoài những bí quyết trên, một trong những biện pháp giúp khắc phục tình trạng ê buốt răng hiệu quả là chải răng hàng ngày với loại kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm có chứa các hoạt chất như Strontium Acetate hay Potassium Nitrate thay thế cho kem đánh răng thông thường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, Strontium giúp thay thế canxi ở ngà răng đã bị mất đi và bít các ống ngà bị lộ, bảo vệ răng khỏi các phản ứng kích thích tác động đến các dây thần kinh trong răng, giúp giảm tình trạng ê buốt một cách nhanh chóng, hiệu quả và kéo dài nhất.
Nếu là tín đồ của những thức ăn chua, ngọt, nóng, lạnh, bạn cũng có thể xem kem đánh răng chứa Strontium Acetate là trợ thủ đắc lực, hoạt chất này bền trong môi trường a-xít trong miệng, ngăn chặn tác động của các loại thực phẩm nóng, lạnh, hoặc thực phẩm có chứa nhiều a-xít dẫn đến tình trạng ê buốt ở răng.
Nguồi bài viết từ Sensodyne Việt Nam

Tránh xa thực phẩm có gas nếu muốn bổ sung canxi cho bé

Trẻ con thường thích uống nước ngọt, nhưng loại nước uống khoái khẩu đó lại chứa rất nhiều tác hại tiềm tàng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ con thường thích uống nước ngọt, nhưng loại nước uống khoái khẩu đó lại chứa rất nhiều tác hại tiềm tàng đến sự phát triển của trẻ. Muốn con khoẻ mạnh cao lớn, mẹ hãy cho bé tránh xa nước uống có ga mà hãy bổ sung thực phẩm giàu canxi cho bé.
Tác hại của nước uống có ga
Soda, nước ngọt, nước tăng lực là các loại nước giải khát quen thuộc, thậm chí còn là thức uống khoái khẩu của nhiều đứa trẻ. Tuy nhiên các loại nước có ga này nếu cho bé uống thường xuyên, uống mỗi ngày gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn, bé dễ mắc nhiều loại bệnh mà mẹ không ngờ đến.
Béo phì
Các loại nước ngọt có ga thường chứa hàm lượng đường rất cao. Uống quá nhiều nước ngọt mỗi ngày bé sẽ nạp vào lượng đường cao hơn nhiều so với nhu cầu cơ thể, dẫn đến nguy cơ tăng cân mất kiểm soát và béo phì bệnh lý.
Sâu răng
Đường và răng rõ ràng không phải là bạn thân. Nước có ga còn làm mất đi hàm lượng canxi trong răng khiến răng bé trở nên nhạy cảm, dễ bị tấn công hơn.
Loãng xương, gãy xương
Uống nhiều nước ngọt có ga khiến lượng canxi trong cơ thể bị đào thải nhanh hơn qua đường nước tiểu. Bé không những không phát triển được chiều cao vốn có của mình mà còn có nguy cơ loãng xương sớm, dễ bị gãy xương.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Uống nhiều nước ngọt ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất xơ, trẻ giảm ăn thức ăn chứa protein và các dưỡng chất khác khiến trẻ thiếu hụt lượng dưỡng chất cần thiết để đạt cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi cho bé
Mẹ cần tránh xa nước ngọt có ga vì là loại đồ uống có nguy cơ gây hao hụt lượng canxi trong xương bé. Ngược lại mẹ cần tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi cho bé trong chế độ ăn hằng ngày nếu muốn con mình sau này có một chiều cao lý tưởng, vì canxi chiếm đến 70% thành phần của hệ xương mà.
Ngoài lợi ích đối với chiều cao, canxi còn góp phần đảm bảo chức năng của hệ thần kinh nữa. Nếu bé nhà mình có biểu hiện khóc đêm, ngủ dễ giật mình, dễ nổi cáu, nhiều khả năng là bé đang bị thiếu canxi, mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi cho bé vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Hàm lượng canxi cao có trong sữa và các chế phẩm từ sữa như phômai, sữa chua, các loại rau củ như bông cải xanh, đậu Hà Lan, rau chân vịt, các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi… Mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm để tạo một thực đơn đa dạng, vừa ngon lành vừa bổ dưỡng cho bé.

Làm sao để trẻ 1 đến 2 tuổi hết biếng ăn?

Trẻ biếng ăn sẽ có tác động không tốt tới quá trình phát triển không chỉ về thể chất
Trẻ biếng ăn sẽ có tác động không tốt tới quá trình phát triển không chỉ về thể chất mà còn tác động rất lớn đến trí tuệ của bé. Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm, trong đó phải kể tới chứng rối loạn tăng trưởng, rối loạn nhận thức.
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ biếng ăn của bé 2 tuổi có thể lên tới 20-30%. Trẻ biếng ăn phải làm gì?
Các dấu hiệu trẻ 1, 2 tuổi biếng ăn gồm:
– Bé biếng ăn ăn rất ít và chỉ ăn một số món nhất định (một số bé chỉ ăn 1-2 thìa thức ăn mỗi bữa nên khiến cha mẹ nản lòng vì tình trạng bé biếng ăn).
– Bé biếng ăn không chịu thử những món mới.
– Mỗi bữa ăn của bé biếng ăn thường kéo dài trên 30 phút, lượng thức ăn mà bé dung nạp mỗi bữa ít hơn so với các bé khác ở cùng độ tuổi.
– Trẻ biếng ăn hay quấy khóc, ngậm hoặc phun thức ăn…
Trẻ biếng ăn nguyên nhân do đâu? Trẻ biếng ăn cần phải làm gì? Cách làm cho trẻ hết biếng ăn? Các mẹ sẽ được giải đáp ngay tại đây phải làm gì khi trẻ biếng ăn:
Nguyên nhân và cách xử trí bé 1, 2 tuổi biếng ăn
1. Khoảng 1-2 tuổi là giai đoạn bé hoàn thiện quá trình mọc răng. Khi đó, lợi bé bị kích thích, đau, cộng thêm sự rối loạn trong bài tiết nước bọt nên bé dễ sợ ăn uống (một số bé có biểu hiện còi cọc do biếng ăn chứ không còn được bụ bẫm như trước nữa, các mẹ tự hỏi trẻ biếng ăn làm thế nào?).
– Cha mẹ nên cho bé biếng ăn ăn thức ăn mềm, đa dạng. Bạn cũng không nên ép bé ăn nhiều để tránh làm cho bé sợ ăn về sau.
– Nếu hiện tượng đau lợi do mọc răng khiến bé không ăn uống được gì, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau, xoa vào lợi cho bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
2. Cách chăm sóc bé biếng ăn thiếu khoa học từ cha mẹ cũng có thể khiến bé dễ lười ăn. Nhiều bậc phụ huynh thích nhồi nhét, ép buộc bé phải ăn bằng mọi cách. Kết quả, bé sẽ sợ hãi nên chán ăn, biếng ăn.
– Nhiều người mẹ lười đổi món cho bé, để bé ăn một món hết ngày này qua ngày khác cũng khiến bé nhanh chán.
– Bé thiếu chất xơ – yếu tố cần thiết để kích thích bé ngon miệng trong khẩu phần hàng ngày.
– Cho bé ăn cơm quá sớm (trước 2 tuổi) cũng khiến bé không ăn được nhiều, hình thành dấu hiệu biếng ăn.
3. Bé dùng nhiều sữa ngoài hơn sữa mẹ: Các nghiên cứu chứng minh, nhóm bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ cho đến khi bé được 2 tuổi sẽ ăn uống ngon miệng hơn.
Nguyên nhân là do, sữa mẹ kích thích dạ dày và đường ruột của bé, giúp bé tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng (chất này không có trong sữa hộp).
4. Bỏ thuốc vào cháo cho bé: Lần đầu, bé không biết nên dễ mắc lừa cha mẹ nhưng những lần sau, bé sẽ nảy sinh tâm lý cảnh giác và tránh xa thức ăn.
5. Các nguyên nhân khác khiến bé biếng ăn là do bé còi xương; bé mắc bệnh truyền nhiễm như viêm tai, viêm họng; bé bị tiêu chảy, viêm ruột…
Uống nhiều sữa đậu nành cũng khiến bé mất cảm giác thèm ăn. Sữa đậu nành chứa nhiều protein, làm bé đầy bụng.
Các trường hợp đặc biệt trẻ 1, 2 tuổi biếng ăn
Bé chỉ thích uống sữa mà lười ăn cháo, bột: Sữa tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng bạn vẫn nên cho bé ăn, uống thêm các loại thực phẩm khác. Bé đã qua tuổi ăn dặm thì việc chỉ uống sữa sẽ không thể đảm bảo dưỡng chất cho bé phát triển toàn diện.
Ngoài ra, nếu chỉ uống sữa không, bé cũng dễ mắc chứng táo bón.
Bé biếng ăn thích ngậm cháo: Bạn nên nấu thức ăn mềm, nhừ để tạo cảm giác dễ nuốt cho bé. Sau đó, bạn cũng nên động viên để bé nuốt thức ăn nhanh hơn.
Bé biếng ăn muốn bỏ bữa: Bạn vẫn nên duy trì việc ăn uống của bé theo lịch cố định. Bỏ bữa có thể khiến bé ăn ngon hơn vào khoảng thời gian sau đó nhưng điều này có thể dẫn tới hiện tượng rối loạn tiêu hóa cho trẻ biếng ăn.
Bỏ bữa cũng dễ hình thành nên thói quen xấu của bé biếng ăn, tức là bé chỉ muốn ăn khi có nhu cầu. Điều này chỉ khiến bé lười ăn hơn thôi.
Bé biếng ăn bị nôn trớ khi ăn: Bé trên 1 tuổi mà vẫn xuất hiện tình trạng nôn (trớ) khi ăn thì bạn nên đưa bé đi khám. Đồng thời, bạn chỉ nên cho bé ăn thức ăn mềm và ăn từng chút một.
Bạn tuyệt đối tránh cho bé ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn.
Cách làm cho trẻ hết biếng ăn
Mẹ cần tìm hiểu vì sao con biếng ăn
1
Đầu tiên, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để có “chiến thuật” phù hợp giúp con ăn ngon miệng hơn. Một số nguyên do khiến con lười ăn, các mẹ thường gặp:
Trước bữa ăn, mẹ cho con ăn quá nhiều, con vẫn còn no và chưa muốn ăn tiếp.
Sức khỏe của con không tốt: bé bị mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt, nếu bé mới trải qua một đợt ốm, cơ thể bé sẽ chưa kịp phục hồi để “nạp” được một lượng dinh dưỡng “đồ sộ”.
Do đường tiêu hóa của con hoạt động không tốt, bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột.
Hoặc có thể do thức ăn mẹ nấu có chút khác biệt với khẩu vị của con
Mẹ cần tạo cho bé biếng ăn những bữa ăn vui vẻ
2
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tâm lí vui vẻ, thoải mái sẽ giúp kích thích các tuyến men tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp con ăn ngon hơn. Mẹ nên cho trẻ biếng ăn tham gia các bữa ăn cùng gia đình. Trong bữa ăn, bé được quan sát người lớn ăn uống, trò chuyện vui vẻ, kích thích sự thèm ăn cho con.
Tuy nhiên, mẹ lại cần tránh tuyệt đối những “trò” giúp con ăn nhanh hơn như: xem TV, chơi đồ chơi. Những hoạt động như vậy sẽ tạo sự kém tập trung cho bữa ăn của bé biếng ăn, đồng thời hình thành thói quen xấu: bé sẽ khóc nhè không chịu ăn nếu không được xem TV, chơi đồ chơi.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, do các bà mẹ không có kế hoạch lên thực đơn hàng ngày cho con, khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị thiếu chất (một trong số các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn), ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não và thể chất. Mẹ nên xây dựng chế độ ăn cho trẻ biếng ăn đa dạng, khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng theo độ tuổi, vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con, vừa giúp con hào hứng hơn với các bữa ăn.
4
Đặc biệt, chế biến các món ăn là cách trị trẻ biếng ăn, mẹ nên chú ý tới hình thức trình bày món ăn, sao cho đẹp mắt, kích thích sự thèm ăn của con. Ví dụ, mẹ có thể nấu món canh rau củ quả với màu sắc đa dạng hoặc có thể trang trí đĩa trái cây bằng tạo hình các con vật ngộ nghĩnh. Chắc chắn là bé biếng ăn sẽ thấy bữa ăn hấp dẫn và thú vị hơn nhiều đó!
Một tâm lý phổ biển của rất nhiều bà mẹ khi lo lắng cho tình trạng biếng ăn của con là cho con các món ăn vặt theo phương châm “ăn được tí nào hay tí ấy”. Tuy nhiên, đây là tư tưởng sai lầm, việc mẹ cho con ăn vặt sẽ khiến con mất đi cảm giác đói bụng và không còn muốn ăn trong bữa chính.
Thêm vào đó, các loại thức ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt… không có lợi cho sức khỏe của bé, làm tăng đường huyết, tạo cảm giác “no bụng giả” trong khi thực chất bé vẫn đang đói và thiếu chất dinh dưỡng. Thay vì cho con ăn vặt, mẹ nên cho bé ăn những đồ dinh dưỡng đúng giờ mỗi ngày, có thể chia thành nhiều bữa và chỉ cho con ăn khi con thấy đói.
5
Nếu bản thân bé là một người kén ăn, và dù mẹ đã thực hiện 4 bước cách trị trẻ biếng ăn trên kia mà bữa ăn với bé vẫn thật khó khăn thì mẹ có thể tìm đến những thực phẩm, dưỡng chất kích thích vị giác cho trẻ biếng ăn. Mẹ hãy sử dụng đến phao cứu trợ của kẽm, selen và vitamin nhóm B để tạo cảm giác ngon miệng cho con. Đây là nhóm các vi chất giúp trẻ ăn ngon hơn, có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả và ngũ cốc.
Đọc thêm bài viết liên quan về trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng tại : https://pediasure.com.vn/thong-tin-khoa-hoc/tam-su-cua-me-ve-cach-cham-soc-tre-suy-dinh-duong-do-an-uong-kem

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng các chiêu đơn giản

Trong giai đoạn thời tiết trở lạnh như hiện nay, nếu sức đề kháng kém, trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh
Thời tiết Hà Nội trở lạnh khiến cho không ít các vị phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của trẻ. Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa thực sự tốt nên rất dễ trở thành đối tượng bị các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Do đó, bố mẹ cần phải có cách để tăng sức đề kháng cho trẻ (Đọc thêm)
1. Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Mỗi khi trẻ bị ốm, cảm cúm cảm lạnh, mẹ cho con uống thuốc kháng sinh không phải là một ý tưởng tốt. Tiến sĩ Howard Bauchner, một giáo sư nhi khoa và y tế công cộng tại Đại học Y khoa Boston, Mỹ, cho biết: "Thuốc kháng sinh chỉ điều trị các bệnh do vi khuẩn, nhưng bệnh thường gặp nhất ở trẻ em đều do tác nhân là virus".
Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bác sĩ nhi khoa buộc phải miễn cưỡng kê thuốc kháng sinh theo yêu cầu của các bậc cha mẹ. Kết quả là tình trạng vi khuẩn quen thuộc với loại thuốc này sẽ xảy ra và các bệnh đơn giản như viêm tai sẽ khó khăn hơn để điều trị.
Thay vì cho con uống kháng sinh ngay khi mới chớm bệnh, mẹ nên để cơ thể bé tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý. Lạm dụng kháng sinh là tương đương với việc tước đoạt cơ hội tự tăng cường miễn dịch của cơ thể bé.  
2. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng. Nguồn sữa mẹ là “đơn thuốc bổ” giúp trẻ tránh được nhiều bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
tang suc de khang cho tre bang cac chieu don gian - 1
Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng (Ảnh minh họa)
Cho con bú sữa mẹ thường xuyên giúp não bộ của trẻ được khỏe mạnh. Sữa non, sữa màu vàng tiết ra trong những ngày đầu sau khi sinh là đặc biệt giàu các kháng thể có khả năng ngăn ngừa bệnh. Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu Nhi khoa Mỹ, các bà mẹ nên cho con bú trong vòng một năm. Nếu không có điều kiện, nên cố gắng cho con bú ít nhất là hai đến ba tháng đầu.
3. Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày vào buổi tối
Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày là một cách hữu hiệu để tăng sức đề kháng cho trẻ. Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe nhờ làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ đã ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% những đứa trẻ không được ăn sữa chua.
4. Tránh khói thuốc lá
Beverly Kingsley, một nhà dịch tễ học làm việc tại Văn phòng nghiên cứu về thuốc lá và sức khỏe tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và phòng ngừa ở Atlanta , Mỹ, cho hay: "Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc và hầu hết các chất độc có thể gây kích ứng hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể".
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động nguy hiểm từ việc hít phải khói thuốc lá từ người lớn. Trong khi đó, hệ thống lọc các chất độc tự nhiên trong cơ thể của trẻ em vẫn chưa hoàn thành. Hít khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh, viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn. Khói thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hệ thống thần kinh của trẻ em. Để bảo vệ và tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá.
5. Đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc
Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng việc thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật do sự suy giảm khả năng của hệ miễn dịch để bảo vệ mình trước sự tấn công của vi khuẩn và các tế bào ung thư. Theo bác sĩ Kathi Kemper, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và giáo dục trẻ em tại Bệnh viện nhi Boston, Mỹ, vấn đề này cũng xảy ra trong cơ thể của trẻ em.
Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ mất ngủ vì tất cả các hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Trẻ em cần phải ngủ bao lâu trong một ngày? Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần khoảng 12 đến 13 giờ. Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi cần khoảng 10 giờ. Nếu trẻ em không ngủ vào ban ngày hoặc một giấc ngủ ngắn, mẹ nên có chúng đi ngủ sớm vào buổi tối.
6. Cho trẻ tập thể dục thường xuyên
Đây là cách tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Newfoundland, Canada, cho thấy việc tập thể dục làm tăng số lượng tế bào giết tự nhiên (một thành phần chính của hệ thống miễn dịch, trong đó có chức năng để tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể) ở người lớn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự như trẻ em. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng thực hành các thói quen tập thể dục cho trẻ.
tang suc de khang cho tre bang cac chieu don gian - 2
Tập thể dục cùng nhau sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình hơn là để trẻ em đi ra ngoài và chơi riêng (Ảnh minh họa)
Theo tiến sĩ Renee Stucky, một trợ lý giáo sư về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng của Đại học Y khoa Missouri, Mỹ: "Tập thể dục cùng nhau sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình hơn là để trẻ em đi ra ngoài và chơi riêng". Các hoạt động gia đình phổ biến nhất là vui vẻ như đi xe đạp, đi bộ, trượt ván, bóng rổ và tennis.
7. Bảo vệ trẻ chống lại các vi trùng lây bệnh
Đánh bại vi khuẩn gây bệnh không được xem là tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, nhưng đây là một biện pháp khá tốt để giảm bớt lo lắng về hệ thống miễn dịch của trẻ em. Mẹ cần phải nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt chú ý đến vệ sinh trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi chơi ngoài trời, vuốt ve một con vật cưng…
Khi đi ra ngoài, mẹ nên mang theo khăn giấy, khăn ướt để làm sạch các vết bẩn cho bé. Để giúp các bé có thói quen rửa tay ở nhà, mẹ hãy lựa chọn những chiếc khăn tay sáng màu và xà phòng với hình dạng, màu sắc, mùi hương mà bé yêu thích.
Khi trẻ bị bệnh, mẹ nên thay bàn chải đánh răng mới cho con vì vi khuẩn từ bàn chải đánh răng có thể lây lan cho trẻ thành các bệnh khác. Vì vậy, thay thế bàn chải đánh răng sẽ bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cả gia đình.
Xem thêm : Bài viết thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng tại đây